Kết cục Đặng_Văn_Long

Khi nhà Tây Sơn nội bộ rối loạn, ông từ quan về quê mở trường dạy võ.[4].

Hầu hết các nhà nghiên cứu về phong trào Tây Sơn ở miền Bắc cũng như ở Bình Định-quê hương của phong trào này đều thống nhất nhận định là đến triều Cảnh Thịnh, Đặng Văn Long đã có ý từ quan, nhưng phải ở lại Bắc Hà để đánh dẹp các cuộc nổi loạn của Dương Đình Tuấn ở Yên Thế và cha con anh em Phạm Đình Đạt ở Lạng Giang. Sau đó ông trở về quê mở trường dạy võ ở vùng núi Nam Sơn. Nhưng ông nhận thấy lớp võ sinh ngày nay không còn ý chí như thế hệ đàn anh xưa, Đặng Văn Long đóng cửa trường rồi lên núi làm rẫy. Khi Võ Văn Dũng trốn thoát được nanh vuốt của quân Nguyễn (xem chuyện ở trang Võ Văn Dũng), chạy trốn về An Khê với tham vọng tiếp tục xây dựng lực lượng để khôi phục nhà Tây Sơn, bèn tìm đến lôi kéo Đặng Văn Long, nhưng Đặng Văn Long không theo. Về sau không ai biết Đặng Văn Long chết ở đâu và bao giờ. Ngay gia phả họ Đặng thôn Háo Đức cũng chỉ chép Đặng Văn Long chết sớm nhưng không chép rõ ngày giỗ (trường hợp duy nhất trong bản phả). Chẳng những thế dòng họ còn dựng một ngôi mộ giả ở thôn Nhạn Tháp xã Nhơn Hậu, suốt 200 trăm năm con cháu tưởng mộ thật nên hàng năm phải đi xa gần 30 km để tu tảo ngôi mộ đó. Đến năm 1978, theo yêu cầu cải tạo đồng ruộng của địa phương, trưởng tộc Đặng Văn Do (1912-1984) đã trực tiếp cùng mấy con cháu lên Nhạn Tháp để đi dời mộ, nhưng đào mãi vẫn không thấy đi cốt, mới thuê thêm nhiều người dân địa phương đào rộng mỗi chiều 4m sâu 2m cũng không thấy gì, đành về không. Sau sự kiện đó, dòng họ mới xác định lại một ngôi mộ ở Tân Kiều sát dãy núi Nam Sơn, gần nơi xưa kia Đặng Văn Long mở trường dạy võ chính là mộ Đặng Văn Long mà xưa nay cho là mộ bà Võ Thị Trừ vợ ông (nguồn: Do anh Đặng Hữu Nghĩa, con trai ông Đặng Văn Do nói trên cung cấp.[cần dẫn nguồn][3][5]